Chia sẻ ngay

Cơ thể mẹ bầu thay đổi 3 tháng cuối thai kỳ

3 tháng cuối thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ trải qua những thay đổi rõ rệt để chuẩn bị cho sự chào đời của bé yêu.

Cơ thể mẹ bầu thay đổi 3 tháng cuối thai kỳ

Thay đổi bên ngoài cơ thể mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ

Cân nặng của mẹ bầu giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ

Mẹ bầu có thể tăng thêm đến 4kg trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Vào tuần thứ 38, bé vẫn tiếp tục tích lũy mỡ nhưng ít hơn so với trước đây. Vì thế, mẹ sẽ nhận thấy mình tăng cân chậm lại hoặc ngừng tăng cân.

Phần bụng mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ

Da bụng mẹ bầu sẽ căng ra, xuất hiện các vết rạn nứt, rốn lồi ra một ít nhưng mẹ hãy yên tâm vì sau khi sinh rốn sẽ trở lại trạng thái như ban đầu.

Để phòng và cải thiện vấn đề rạn da, mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ để tìm loại kem chống rạn da an toàn và hữu hiệu nhất cho bà bầu nhé.

Phần ngực của mẹ bầu phát triển trong 3 tháng cuối

Từ tuần 31, tuyến sữa của mẹ đã bắt đầu hoạt động. Ngực mẹ bầu sẽ phát triển to hơn để đảm bảo đủ lượng sữa cho bé yêu khi chào đời.

Thay đổi bên trong cơ thể mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ

Ợ chua, táo bón, khó ngủ, mệt mỏi, đi tiểu nhiều...

Mẹ bầu trong 3 tháng cuối thường khó thở và mất ngủ

Vào tuần thứ 29, bé sẽ chăm quẫy, đạp, nhào lộn trong bụng làm mẹ đôi khi cảm thấy khó chịu.

Mẹ bầu thở và ăn uống dễ dàng hơn trong 3 tháng cuối thai kỳ

Khi bé dần quay đầu và di chuyển xuống khung xương chậu vào tháng thứ 7, cơ hoành sẽ được giải phóng làm mẹ thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, việc đi lại và ngồi xuống sẽ khó khăn hơn.

Cơn gò Braxton Hicks xuất hiện ở bà bầu trong 3 tháng cuối

Những cơn gò “chuyển dạ giả” bắt đầu xuất hiện thường xuyên hơn. Nếu cơn gò không biến mất khi nghỉ ngơi hoặc xuất hiện với tần suất liên tục, ngày càng dồn dập hơn, mẹ hãy đến bệnh viện ngay vì đây có thể là dấu hiệu sinh non.

Sự phát triển thể chất của thai nhi ở 3 tháng cuối thai kỳ

Cân nặng của thai nhi 3 tháng cuối

Vào tuần lễ đầu tiên của 3 tháng cuối thai kỳ, bé sẽ nặng khoảng 1kg và dài khoảng 25cm. Lớp mỡ dưới da bé sẽ tiếp tục tích tụ đến tuần thứ 38, khi bé đạt cân nặng 2.9kg và dài khoảng 34cm.

Cơ thể của thai nhi 3 tháng cuối thai kỳ

Lúc này, bé đã phát triển gần như hoàn chỉnh. Não bộ, phổi và thận sẽ tiếp tục phát triển. Bé đã có thể nhìn thấy, lắng nghe, bú tay và khóc.

Thai nhi 3 tháng cuối vận động như thế nào?

Những tuần đầu của 3 tháng cuối thai kỳ, bé sẽ rất tinh nghịch, không ngừng quẫy đạp, “tung hoành” trong bụng mẹ. Đến sau tuần thứ 32, khi không gian trong bụng mẹ chật chội hơn, bé sẽ ít vận động lại. Tuy nhiên, nếu thấy bé cử động ít hơn 10 lần trong 2 giờ, mẹ nên liên hệ ngay với bác sĩ.

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Bé sẵn sàng chào đời trong 3 tháng cuối thai kỳ

Tại vạch về đích của hành trình mang thai, các bộ phận chức năng của thai nhi thực sự hoàn thiện.

4 bài tập thể dục cho bà bầu ở tam cá nguyệt thứ 3

Ngoài việc bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ thừa cân, tăng cân vượt quá khuyến nghị, đái tháo đường thai kỳ, việc tập các bài tập thể dục cho bà bầu trong 3 tháng cuối còn tác động trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.

5 hiểu lầm thường gặp về dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ

Khi mang thai, mẹ bầu thường bị “bao vây” bởi rất nhiều thông tin, lời khuyên từ người thân, bạn bè. Rất nhiều trong số đó hoàn toàn không có chứng cứ khoa học. Dưới đây là 5 hiểu lầm thường gặp về dinh dưỡng trong 3 tháng cuối thai kỳ mẹ nên tham khảo.

Sinh non: định nghĩa, dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa

Trẻ sinh non dễ gặp các rủi ro về sức khỏe và khó chăm sóc hơn trẻ cùng trang lứa. Vì vậy, mẹ hãy nắm rõ nguyên nhân, cách phòng ngừa để tránh tình trạng này nhé.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!