Chia sẻ ngay

5 hiểu lầm thường gặp về dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ

5 hiểu lầm thường gặp khi mang thai

1. Ăn cho hai người

Đây là một trong những hiểu lầm hàng đầu dẫn đến việc mẹ bầu tăng cân thiếu kiểm soát., Theo Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia thì mẹ bầu chỉ cần bổ sung thêm 250kcal/ ngày trong giai đoạn 3 tháng giữa, và thêm 450 kcal/ ngày trong giai đoạn 3 tháng cuối. Đặc biệt, giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, so với trước khi mang thai nhu cầu năng lượng chỉ cần thêm khoảng 50 kcal/ ngày , tương đương 1 quả táo nhỏ, hoặc 1 quả trứng gà ta mà thôi. Điều này phù hợp với khuyến nghị tăng cân chỉ 1-2kg trong 3 tháng đầu.. Hãy ưu tiên lựa chọn thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng thay vì chú trọng lượng thực phẩm nạp vào. Vì vậy, bạn chỉ cần nghĩ đến 2 người thay vì ăn cho 2 người.

2. Uống nước dừa, nước mía, ăn trứng gà, uống nhụy hoa nghệ tây với sữa để con có da trắng hồng

Chúng ta ai cũng từng nghe mách về các loại thực phẩm giúp sinh con có nước da trắng hồng như nước dừa, trứng gà, nhụy hoa nghệ tây… Trên thực tế, màu da bé do gen của bố mẹ quy định và không có loại thực phẩm nào có “thần lực” thay đổi sắc tố da của trẻ. Ngoài ra, việc chỉ sử dụng một số thực phẩm với số lượng quá nhiều trong quá trình mang thai có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe, ví dụ như tiêu thụ quá nhiều nước mía vì nghĩ con sinh ra sạch sẽ, trắng hồng có thể không tốt, đặc biệt ở phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ. Vì vậy phụ nữ mang thai cần ăn đa dạng và đầy đủ các nhóm thực phẩm như ngũ cốc, thịt, cá, trứng, sữa, rau và trái cây, …

3. Mẹ bầu giơ tay cao hơn đầu có thể khiến dây rốn quấn quanh cổ thai nhi

Theo bác sĩ sản-phụ khoa Craig W. Smith, việc cử động cánh tay của mẹ chẳng có ảnh hưởng gì đến các hoạt động trong tử cung. “Dây rốn thường quấn quanh thứ gì đó (chân tay hay cổ em bé), vì em bé không cần hít thở cho đến khi chào đời, điều này thường không đáng lo ngại.” Khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ trọng lượng mẹ tăng dấn, phân bố không đồng đều trọng lực cơ thê do bụng to, nên khi thay đổi tư thế thì dễ mất thăng bằng cơ thể. Nên để tránh tai nạn xảy ra ngoài ý muốn ngoài việc đi giày, dép vừa chân không đi giày cao gót hki làm công việc ngoài tầm với : như lấy đồ vật, quét mạng nhện hay dọn dep nhà thì cần phải có người hỗ trợ.

4. Mẹ bầu có nguy cơ sảy thai nếu tập thể dục gắng sức, nâng vật nặng hoặc tham gia các hình thức vận động thể chất khác

Khi mới mang bầu, các tác nhân di truyền và hormone trong cơ thể mới là lý do chính dẫn đến sảy thai chứ không phải hoạt động thể chất bình thường. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên tập gắng sức hay tham gia các môn thể thao mạo hiểm vào 3 tháng cuối thai kỳ vì khi mang thai, trọng tâm cơ thể thay đổi sẽ khiến mẹ dễ bị chấn thương Cột sống, trật khớp háng, chấn thương vùng bụng dễ bị nhau bong non, vỡ tử cong, vỡ ối, sanh non.

5. Bụng bầu to sẽ khó sinh

Bụng bầu to có thể do cơ bụng yếu, con to nếu trong lượng thai nhi trên 3500g ở bất kỳ tuần tuổi thai nào, tăng cân quá mức hoặc dư ối Dù vì lí do gì đi chăng nữa, bụng bầu to hay nhỏ không quyết định việc sinh khó hay dễ còn một yếu tố khác như: cơn gò tử cung và khung chậu người mẹ cũng góp phần rất nhiều trong cuộc sanh .. Mẹ bầu cần tư vấn với bác sĩ sản phụ khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có được lời khuyên hợp lý nếu nhận thấy tình trạng thừa cân, béo phì trước khi mang thai hoặc tăng cân thai kỳ vượt nhiều so với khuyến nghị.

5 hiểu lầm thường gặp về dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ

3 tháng cuối thai kỳ, mẹ cần chú ý những gì

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ nên ăn đa dạng các loại thực phẩm như các loại ngũ cốc nguyên cám, đậu, hạt, thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh và trái cây giàu vitamin và khoáng chất để vừa tăng cường sức khỏe chuẩn bị cho kỳ sinh sắp tới, vừa đảm bảo bé có đủ dinh dưỡng để phát triển tối đa trước khi chào đời. Ngoài ra, Mẹ có thể uống sữa bầu có bổ sung dưỡng chất mà mẹ và bé cần như DHA, choline, axit folic, chất xơ… Hãy tuân thủ lịch khám thai và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có bất kỳ thắc mắc, lo ngại nào. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần duy trì lịch tập luyện, vận động nhẹ nhàng hàng ngày, ngủ đủ giấc và tránh xa các chất gây nghiện như thức uống có cồn, chất gây nghiện, caffeine…

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học cũng sẽ đảm bảo mẹ có dòng sữa non giàu dinh dưỡng và kháng thể tự nhiên để bé bú trong vòng 72 giờ sau khi chào đời.. Trong một số trường hợp mẹ không thể nuôi con bằng sữa mẹ do một số lý do sức khỏe hoặc chỉ định y khoa, mẹ Hãy chọn loại sữa công thức có các dưỡng chất tự nhiên như trong sữa mẹ, giúp bé tiếp tục quá trình phát triển và hoàn thiện não bộ, trí thông minh cảm xúc và thể chất như:

  • DHA+: chất béo giúp bé hoàn thiện não bộ và võng mạc.
  • MFGM: thành phần giàu chất dinh dưỡng được tìm thấy trong sữa tự nhiên, bao gồm phức hợp 150+ chất béo và protein hoạt tính bao quanh các giọt chất béo hình cầu có trong sữa. MFGM hỗ trợ phát triển trí não cho trẻ cả về tư duy (IQ) và cảm xúc (EQ).
  • Nghiên cứu cho thấy, sữa có sự kết hợp của cả DHA và MFGM hỗ trợ tăng kết nối trí não vượt trội so với sữa chỉ có DHA.

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Bé sẵn sàng chào đời trong 3 tháng cuối thai kỳ

Tại vạch về đích của hành trình mang thai, các bộ phận chức năng của thai nhi thực sự hoàn thiện.

4 bài tập thể dục cho bà bầu ở tam cá nguyệt thứ 3

Ngoài việc bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ thừa cân, tăng cân vượt quá khuyến nghị, đái tháo đường thai kỳ, việc tập các bài tập thể dục cho bà bầu trong 3 tháng cuối còn tác động trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.

Cơ thể mẹ bầu thay đổi 3 tháng cuối thai kỳ

3 tháng cuối thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ trải qua những thay đổi rõ rệt để chuẩn bị cho sự chào đời của bé yêu.

Sinh non: định nghĩa, dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa

Trẻ sinh non dễ gặp các rủi ro về sức khỏe và khó chăm sóc hơn trẻ cùng trang lứa. Vì vậy, mẹ hãy nắm rõ nguyên nhân, cách phòng ngừa để tránh tình trạng này nhé.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!