Chia sẻ ngay

Khi mang thai không nên ăn gì?

Nhóm thực phẩm có nguy cơ nhiễm khuẩn

Patê

Đây là loại thực phẩm bà bầu nên tránh, ngay cả patê chay cũng không được sử dụng vì chúng có thể chứa vi khuẩn.

Trứng chưa chín kỹ

Không nên dùng trứng sống hoặc trứng chỉ chín một nửa để ngăn nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ khuẩn Salmonella (loại vi khuẩn làm cho thức ăn trở thành độc). Loại khuẩn này có thể làm cho các mẹ bầu bị tiêu chảy và ói mửa, ảnh hưởng đến sức khoẻ của em bé trong bụng. Bên cạnh đó, tránh sử dụng các thực phẩm chưa được nấu chín, chẳng hạn như nước sốt mayonnaise.

Thực phẩm không tiệt trùng

Thực phẩm không tiệt trùng kể cả sữa, nước trái cây và các loại pho mát cũng có thể chứa vi khuẩn gây bệnh.

Thịt sống & thịt chế biến sẵn

Không ăn các loại thịt sống vì chúng có dễ dẫn đến nhiễm toxoplasmosis (nhiễm ký sinh trùng có thể gây ra triệu chứng giống cúm) nhưng không bao giờ có dấu hiệu và triệu chứng. Nếu phụ nữ trong giai đoạn mang thai mắc bệnh toxoplasmosis sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho thai nhi.

Thịt nguội, patê và xúc xích đều đều có nguy cơ gây nhiễm vi khuẩn Listeria.

Gan

Không ăn gan hoặc các sản phẩm có chứa gan như patê gan, xúc xích gan bởi chúng có chứa rất nhiều vitamin A. Việc sử dụng quá nhiều vitamin A sẽ gây hại đến em bé.

Động vật có vỏ

Các mẹ bầu nên tránh ăn sống các loại động vật có vỏ như: hến, tôm hùm, cua, tôm, sò và trai… bởi chúng có thể chứa vi khuẩn và vi rút có hại gây ngộ độc thực phẩm.

Nhóm thực phẩm có chứa các chất gây hại cho thai nhi

Một số loại cá

Có một số loại cá mà các mẹ bầu không nên ăn hoặc giới hạn về số lượng. Cụ thể không ăn thịt cá mập, cá kiếm và cá cờ. Riêng đối với cá ngừ, chỉ được ăn một số lượng nhất định: không nhiều hơn 140g hoặc bốn lon cá ngừ cỡ trung bình mỗi tuần.

Cá ngừ có chứa nhiều thuỷ ngân hơn các loại cá khác. Hầu hết hàm lượng thuỷ ngân từ thực phẩm không gây hại đến sức khoẻ mọi người. Tuy nhiên, các mẹ bầu có hàm lượng thuỷ ngân cao sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Hơn thế nữa, bà bầu cần tránh ăn hơn hai khẩu phần cá tươi có nhiều chất béo mỗi tuần như: cá hồi, cá thu, cá trích bởi vì chúng có thể chứa các chất gây ô nhiễm như dioxins and polychlorinated biphenyls (PCBs). Dù cá ngừ đóng hộp không được tính như cá ngừ tươi nhưng các mẹ bầu cũng không nên ăn nhiều hơn bốn lon cá ngừ cỡ trung mỗi tuần.

Caffeine

Phụ nữ mang thai cần biết hàm lượng sử dụng caffeine quá cao có thể dẫn đến trẻ sơ sinh có cân nặng thấp và tăng những nguy cơ về sức khoẻ trong cuộc sống sau này. Đồng thời uống quá nhiều nước uống có chứa caffeine có thể dẫn đến xảy thai. Vì thế các bác sĩ khuyên các mẹ bầu không nên sử dụng caffeine quá 200mg mỗi ngày.

Caffeine có trong nhiều loại thực phẩm, chẳng hạn như cà phê, trà và sô cô la, và nó được thêm vào một số nước giải khát và đồ uống năng lượng. Một số thuốc chữa cảm cúm cũng chứa caffeine, nên các mẹ mang thai phải theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Rượu

Tất cả các loại rượu, kể cả rượu mạnh, rượu vang và bia đều gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé.

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Những loại trái cây bà bầu không nên ăn trong thai kỳ

Sức khoẻ bà bầu và em bé cần được chăm sóc kỹ trong suốt giai đoạn mang thai cho nên việc lưạ chọn thực phẩm vô cùng quan trọng.

Gợi ý 10 thực phẩm tốt cho bà bầu giúp mẹ khỏe, con thông minh

Các loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp Mẹ khỏe, thai nhi phát triển toàn diện.

Mẹ bầu mấy tháng uống được nước dừa?

Nước dừa vừa là loại đồ uống phổ biến lại cung cấp nhiều dưỡng chất cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Cùng tìm hiểu lợi ích của nước dừa trong thai kỳ.

Bổ sung vitamin đúng cách cho mẹ bầu

Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu cần có một chế độ dinh dưỡng bổ sung đủ các vitamin và khoáng chất thiết yếu trong suốt thai kỳ.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!